Mẹ bỏ đi, ba phát bệnh tâm thần khiến 2 con nhỏ không ngủ yên giấc: Thức canh ba mỗi đêm

09:00 26/08/2020 | Lượt xem

Câu chuyện về ba cha con sống ở miền Tây được chia sẻ mới đây trên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của nhiều người vì hoàn cảnh quá éo le. Ở tuổi còn nhỏ, hai cậu con trai phải lo cho người ba bị tâm thần, lúc tỉnh lúc mê. Ở nhiều gia đình, cha mẹ là người nuôi dưỡng, lo lắng và quan tâm đến các …

Câu chuyện về ba cha con sống ở miền Tây được chia sẻ mới đây trên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của nhiều người vì hoàn cảnh quá éo le. Ở tuổi còn nhỏ, hai cậu con trai phải lo cho người ba bị tâm thần, lúc tỉnh lúc mê. 
Ở nhiều gia đình, cha mẹ là người nuôi dưỡng, lo lắng và quan tâm đến các con khi chúng còn nhỏ. Tuy nhiên, trong ngôi nhà xập xệ tại miền Tây, hoàn cảnh hết sức bi đát của ba cha con đang lấy đi nước mắt của nhiều người. Hai đứa con trai còn đang tuổi ăn tuổi học nhưng phải lo lắng, chăm sóc cho người cha không còn tỉnh táo. Nhà dột cột xiêu, người mẹ đã bỏ đi vài năm trước và nỗi đau này khiến người cha rơi vào tình trạng tâm thần không ổn định. 

Ngôi nhà xập xệ của ba cha con. (Ảnh: Yeah1)
Nể 2 chị em gái Hà Nội đạt học bổng vào Harvard: Cô em từng ‘cứu’ triệu sinh viên quốc tế
Theo chia sẻ đang được đăng tải trên mạng xã hội, mẹ của Phúc và Hữu đã bỏ lại 3 cha con đi được 5 năm nay. Suốt những năm tháng qua, hai em sống cạnh cha nhưng cách đây không lâu người đàn ông ấy đã phát bệnh tâm thần. Những khi tỉnh táo, ông thường ngồi im lặng và nhìn xa xăm đầy tâm sự, còn khi phát bệnh thì cởi áo, đi lang thang khắp xóm và miệng lẩm bẩm nói tìm vợ. Chứng kiến cảnh tượng, ai nấy cũng đau quặn thắt và chua chát cho cảnh nhà nghiệt ngã. 

(Ảnh Yeah1)
Người mẹ bỏ đi, còn cha lúc tỉnh lúc mê nên kinh tế trong gia đình rất khó khăn. Phúc và Hữu sống trong căn nhà mái tôn tạm bợ cùng một con bò. “Trong ấy đồ đạc ngổn ngang, chỗ này cái áo cũ, chỗ kia cái quần rách. Chuồng bò cũng chính là nhà, mà nhà cũng chính là chuồng bò. Mùi phân bò xộc thẳng vào mũi. Bên cạnh chỗ con bò nằm, có một cái võng để 2 anh em nằm”.
Ở tuổi các em, thay vì được cha mẹ bảo bọc, nuôi dưỡng thì Phúc và Hữu lại thiếu vắng tình thương từ mẹ lại chứng kiến cảnh người cha suy sụp đến mức không còn tỉnh táo. Chẳng những thiếu hút sự quan tâm từ cha mẹ, Phúc và Hữu còn phải lo lắng, để mắt đến cha nhiều hơn. Với hai em, điều sợ hãi nhất không phải là “ông kẹ bà kẹ” như nhiều đứa trẻ khác, mà đó là mỗi đêm cha phát bệnh và đi mất không hay biết. 
Hai em cũng ít có giấc ngủ ngon lành trong đêm vì cứ nơm nớp, chập chờn canh chừng bố. Đau đớn quá đỗi cảnh hai đứa trẻ phải trông chừng người cha tâm thần không ổn định trong khi đáng ra em phải được chăm sóc, yêu thương và có giấc ngủ trọn vẹn để phát triển khi đang vào tuổi ăn tuổi lớn. 

Phúc học hết lớp 8 thì bỏ dở để chăm sóc cha và em. (Ảnh: Yeah1)
Cơ cực, vất vả nhưng Phúc và Hữu không rời mắt khỏi cha. Ông là chỗ dựa lớn nhất của hai em, mà hai em cũng là chỗ dựa cho chính cha mình khi ông lên cơn bệnh. “Từ khi Bố phát bệnh hai anh em con chưa bao giờ có một giấc ngủ ngon. Lỡ không may Bố có chuyện gì, anh em con sống với ai đây…Có người nói tụi con bán con Bò này để trị bệnh cho Bố, nhưng khi tỉnh, Bố dặn không được bán, để dành sau này cho Phúc học lên cao.”
Tình thương của hai đứa con trai dành cho cha quá đỗi thiêng liêng, cao cả. Hoàn cảnh éo le buộc các em phải sống vất vả, phải lớn hơn các bạn đồng trang lứa nhưng cũng thiếu thốn tình thương rất nhiều. Mẹ bỏ đi, hai em dồn hết tình thương cho người cha.
“Bình thường Bố rất yêu thương 2 anh em, những miếng ngon nhất, hay lúc đi làm thêm có tiền Bố đều mua quần áo, đôi dép, hay những đồ ăn cho anh em. Lúc phát bệnh cũng không bao giờ Bố mắng, hay dọa nạt hai anh em, Bố chỉ đi lang thang và nói đi tìm mẹ. Bố yêu mẹ rất nhiều, chưa giây phút nào Bố quên, đi ngủ cũng có hôm gọi mẹ rồi nước mắt Bố cứ thế chảy ra.”

Hữu, em trai, đang học lớp 4 và tương lai rất khó khăn. (Ảnh Yeah1)
Sau khi vợ bỏ đi, thay vì vững vàng thành chỗ dựa cho các con, người đàn ông vì quá đau buồn mà sinh bệnh. Phải nói đó là bi kịch của gia đình, khiến anh khổ sở và hai đứa trẻ rơi vào tình cảnh đáng thương. “Hổ dữ còn không nỡ ăn thịt con”, vậy mà người mẹ đành đoạn gạt đi hai núm ruột của mình và chọn cuộc sống mới. Phúc và Hữu cũng từng đi tìm mẹ khi cha phát bệnh nhưng đã từ bỏ ý định khi biết mẹ đã có gia đình, đã sinh em bé và không thể quay về. 
“Nhìn Bố như thế này chúng con bất lực, tuổi quá nhỏ để làm được điều phi thường nào đó giúp Bố khỏi bệnh. Nhưng nếu có một điều ước, con không bao giờ ước mẹ sẽ trở về, không ước mình sẽ được sinh ra trong một gia đình giàu có, cũng chẳng ước mình sẽ được học cao. Con chỉ ước Bố được khỏi bệnh, khỏe mạnh sống vui vẻ bên hai anh em…”.
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Ai cũng có những ngổn ngang, lo toan riêng mình nhưng theo dõi câu chuyện của ba cha con mà lòng nặng trĩu, quả thật cuộc sống còn đó rất nhiều hoàn cảnh đáng thương và cần sự chung tay của cộng đồng. Ngước lên thì chẳng bằng ai nhưng cúi xuống vẫn thấy mình may mắn hơn nhiều người, nghĩ vậy để càng thương, càng nảy lòng san sẻ với những mảnh đời khó khăn xung quanh. 

Nguồn tham khảo: Yeah1
Nguồn: https://www.webtretho.com/f/ngam-chuyen-doi/me-bo-di-ba-phat-benh-tam-than-khien-2-con-nho-khong-ngu-yen-giac-thuc-canh-ba-moi-dem

Related Posts

Ηἀι̇ ƤҺօ̀п‌ց: Ɖι̇ȇ̀υ ᴛɾα ⱱυ̣ ᴛҺι̇ ᴛҺȇ̓ Ƅι̣̇ ᴛɾօ́ι̇ ᴛαƴ ᴄҺα̑п, ᴄօ̣̂ᴛ ⱱὰօ ƌά օ̛̉ Ƅα̃ι̇ пυօ̑ι̇ п‌ցαօ

Ν‌ցυ̛օ̛̀ι̇ ɗα̑п Ηἀι̇ ƤҺօ̀п‌ց ƥҺάᴛ Һι̇ệп п‌ցυ̛օ̛̀ι̇ ƌὰп օ̑п‌ց ᴛ.ὐ̛ ⱱ.օ.п.‌ց ᴛɾօп‌ց ᴛυ̛ ᴛҺȇ́ Ƅι̣̇ ᴛɾօ́ι̇ ᴛαƴ ᴄҺα̑п, ᴄօ̣̂ᴛ ⱱὰօ ᴛἀп‌ց ƌά օ̛̉ Ƅα̃ι̇ пυօ̑ι̇ п‌ցαօ. Տάп‌ց 13/3, ᴛҺυ̛օ̛̣п‌ց ᴛά Ɖὰօ Μι̇пҺ Ɖύ̛ᴄ, Ƭɾυ̛օ̛̉п‌ց...

ϹҺάυ Ƅé 9 ᴛυօ̑̓ι̇ ɱα̑́ᴛ ᴛι̇́ᴄҺ, ƥҺάᴛ Һι̇ệп ƌυօ̑́ι̇ пυ̛օ̛́ᴄ ɗυ̛օ̛́ι̇ Һօ̑̀

ϹҺάυ Ƅé ᴛɾαι̇ 9 ᴛυօ̑̓ι̇ ᴛα̣ι̇ ƬƤ Ηυȇ́, ᴛι̇̓пҺ ƬҺὺ̛α ƬҺι̇ȇп Ηυȇ́ ƌυ̛օ̛̣ᴄ п‌ցυ̛օ̛̀ι̇ пҺὰ Ƅάօ ɱα̑́ᴛ ᴛι̇́ᴄҺ ᴛὺ̛ ᴄҺι̇ȇ̀υ 12/3. ƌȇ́п ȿάп‌ց пαƴ (13/3), п‌ցυ̛օ̛̀ι̇ ɗα̑п ƥҺάᴛ Һι̇ệп ᴄҺάυ Ƅι̣̇ ƌυօ̑́ι̇ пυ̛օ̛́ᴄ, ᴛ.ὐ̛...

Ηὰп‌ց ᴛɾᾰɱ Һօ̑̀ ƌα̣̑ƥ Һυ̛ Һօ̉п‌ց п‌ցҺι̇ȇɱ ᴛɾօ̣п‌ց, Ɖᾰ́ƙ Łᾰ́ƙ ᴄα̑̀п Һօ̛п 25.000 ᴛỷ ȿὐ̛α ‌ցα̑́ƥ

Ɖᾰ́ƙ Łᾰ́ƙ ȿօ̛̉ Һυ̛̃υ ƙҺօἀп‌ց 655.000 Һéᴄ-ᴛα ƌα̑́ᴛ ᴄαпҺ ᴛάᴄ пօ̑п‌ց п‌ցҺι̇ệƥ (ℓօ̛́п пҺα̑́ᴛ ᴄἀ пυ̛օ̛́ᴄ) пҺυ̛п‌ց ɗι̇ệп ᴛι̇́ᴄҺ ƌυ̛օ̛̣ᴄ ᴛυ̛օ̛́ι̇ ᴛὺ̛ ᴄάᴄ ᴄօ̑п‌ց ᴛɾι̇̀пҺ ᴛҺὐƴ ℓօ̛̣ι̇ ᴄօ̀п ι̇́ᴛ ƙҺι̇ ƥҺα̑̀п ℓօ̛́п ᴄάᴄ ᴄօ̑п‌ց...

Ɓé ‌ցάι̇ 3 ᴛυօ̑̓ι̇ Ƅι̣̇ п‌ցυ̛օ̛̀ι̇ ᴛι̇̀пҺ ᴄὐα ɱẹ ƌօ́п‌ց ƌι̇пҺ ⱱὰօ ƌα̑̀υ ƌα̃ ᴛ.ὐ̛ ⱱ.օ.п.‌ց: Ν‌ցҺι̇ ƥҺα̣ɱ ᴄօ́ ᴛҺȇ̓ ƌօ̑́ι̇ ɗι̇ệп ɱύ̛ᴄ άп 'Ƭὐ̛ Һι̇̀пҺ'

Տαυ Һօ̛п 2 ᴛҺάп‌ց ƌυ̛օ̛̣ᴄ ᴄάᴄ ƴ, Ƅάᴄ ȿι̇̃ ᴄὐα ƁệпҺ ⱱι̇ệп Ɖα ƙҺօα 𝖷αпҺ Ƥօ̑п (Ηὰ Νօ̣̂ι̇) ƌι̇ȇ̀υ ᴛɾι̣̇ ᴛι̇́ᴄҺ ᴄυ̛̣ᴄ, пҺυ̛п‌ց ƌι̇ȇ̀υ ƙỳ ɗι̇ệυ ƌα̃ ƙҺօ̑п‌ց ᴛҺȇ̓ ᴛօ̛́ι̇ ⱱօ̛́ι̇ ᴄҺάυ Ɖ.Ν.Α (3...

Ɓé ‌ցάι̇ Ƅι̣̇ ƌօ́п‌ց ƌι̇пҺ ⱱὰօ ƌα̑̀υ զυα ƌօ̛̀ι̇: 'Μօп‌ց ᴄօп ȿօ̑́п‌ց αп ƴȇп пօ̛ι̇ α̑́ƴ!'

Ƭօ̑̓п ᴛҺυ̛օ̛п‌ց զυά пᾰ̣п‌ց ƙҺι̇ȇ́п ȿυօ̑́ᴛ 3 ᴛҺάп‌ց ƌι̇ȇ̀υ ᴛɾι̣̇ Ƅé ‌ցάι̇ 3 ᴛυօ̑̓ι̇ օ̛̉ ƬҺα̣ᴄҺ ƬҺα̑́ᴛ Ƅι̣̇ пҺα̑п ᴛι̇̀пҺ ᴄὐα ɱẹ ƌօ́п‌ց ƌι̇пҺ ⱱὰօ ƌα̑̀υ, ƙҺօ̑п‌ց ᴛҺȇ̓ ƥҺα̑̃υ ᴛҺυα̣̑ᴛ. Տօ̛́ɱ 13/3, ᴛɾαօ ƌօ̑̓ι̇...

Qυάп ƙαɾαօƙe ƙҺαι̇ ᴛɾυ̛օ̛п‌ց, ᴄօ̑п‌ց αп ⱱὰօ ᴛι̇̀ɱ ᴛҺα̑́ƴ ɱα ᴛύƴ ⱱὰ ɱα̃ ᴛα̑́υ

ƬƬO – Ν‌ցαƴ ᴛɾօп‌ց ƌȇɱ ƙҺαι̇ ᴛɾυ̛օ̛п‌ց զυάп ƙαɾαօƙe, 15 ᴛҺαпҺ пι̇ȇп ƌα̃ ᴛυ̣ ᴛα̣̑ƥ “Ƅαƴ ℓᾰ́ᴄ” ᴛҺα̑υ ƌȇɱ ⱱὰ ᴄҺι̇̓ ɗὺ̛п‌ց ℓα̣ι̇ ƙҺι̇ Ƅι̣̇ ᴄօ̛ զυαп ᴄօ̑п‌ց αп ƥҺάᴛ Һι̇ệп ᴛα̣ɱ ‌ցι̇υ̛̃. Ηι̇ệп...

Ν‌ցυ̛օ̛̀ι̇ ᴛҺα̑п ᴛҺα̑̃п ᴛҺօ̛̀ օ̑ɱ ɗι̇ ἀпҺ, ᴛҺα̑υ ƌȇɱ ƌօ́п ᴛҺι̇ ᴛҺȇ̓ Ƅé ‌ցάι̇ Ƅι̣̇ пҺα̑п ᴛι̇̀пҺ ᴄὐα ɱẹ Ƅα̣օ ҺὰпҺ ⱱȇ̀ զυȇ пҺὰ αп ᴛάп‌ց

Տαυ ƙҺι̇ Һօὰп ᴛα̑́ᴛ ᴄάᴄ ᴛҺὐ ᴛυ̣ᴄ ƥҺάƥ ƴ, ᴛҺι̇ ᴛҺȇ̓ Ƅé ‌ցάι̇ ƌυ̛օ̛̣ᴄ Ƅὰп ‌ցι̇αօ ᴄҺօ ‌ցι̇α ƌι̇̀пҺ ℓօ Һα̣̑υ ȿυ̛̣. Ƭօ̑́ι̇ 12/3, Ƅé Ɖ.Ν.Α. (xα̃ ϹαпҺ Να̣̑υ, Һυƴệп ƬҺα̣ᴄҺ ƬҺα̑́ᴛ, Ηὰ Νօ̣̂ι̇)...

Ɓé ‌ցάι̇ Ƅι̣̇ ƌօ́п‌ց ƌι̇пҺ ⱱὰօ ƌα̑̀υ ƙȇ́ᴛ ᴛҺύᴄ ᴄυօ̣̂ᴄ ƌօ̛̀ι̇ ᴛɾօп‌ց ȿυ̛̣ Һօ̑́ι̇ Һα̣̑п ᴄὐα ɱẹ

Ν‌ցυƴȇ̃п ƬҺι̣̇ Łυƴȇ́п ᴄҺօ Ƅι̇ȇ́ᴛ Ƅἀп ᴛҺα̑п ᴄἀɱ ᴛҺα̑́ƴ ɗαƴ ɗύ̛ᴛ ⱱὰ ƌαυ xօ́ᴛ ƙҺι̇ ƌȇ̓ п‌ցυ̛օ̛̀ι̇ ᴛι̇̀пҺ ɾα ᴛαƴ ҺὰпҺ Һα̣ ᴄօп ‌ցάι̇ ᴄὐα ɱι̇̀пҺ. Ϲυօ̣̂ᴄ ƌօ̛̀ι̇ п‌ցᾰ́п п‌ցὐι̇ ᴄὐα Ƅé Α. ƌα̃...

lên đầu trang