Chi tiền triệu nuôi đàn cá hàng ngàn con kéo đến sống trên kênh Thần Nông

01:54 24/08/2020 | 2 Lượt xem

TTO – Nhiều ngày qua, người dân trong và ngoài tỉnh An Giang đổ xô về nhà ông Trần Văn Đặng để xem đàn cá tra tự nhiên hàng ngàn con kéo đến sống trước bến sông nhà ông. Đây là chuyện lạ xảy ra ở đoạn kênh này.

Chi tiền triệu nuôi đàn cá hàng ngàn con kéo đến sống trên kênh Thần Nông - Ảnh 1.

Toàn cảnh đàn cá tra thiên nhiên trước bến sông nhà ông Đặng – Ảnh: BỬU ĐẤU

Ngày 24-8, bà Nguyễn Thị Mai, 50 tuổi, ngụ ấp Phú Quới, xã Phú Thành, huyện Phú Tân, An Giang cho biết cách nay 4 tháng, trong lúc rửa chén dưới cầu bắt xuống kênh Thần Nông, bà thấy đàn cá nhỏ bơi đến đông sau mỗi lần bà rửa chén để ăn thức ăn thừa.

Sau đó, con trai bà đã nấu cơm cho cá ăn và bảo bà mua thức ăn cho cá. Ban đầu bà cho ăn 2 – 3 bao thức ăn/ngày, càng về sau đàn cá kéo đến càng đông.

“Ban đầu tui chỉ cho ăn khoảng 2 bao thức ăn/ngày và nấu cơm kèm rau muống cho cá ăn thì nay đã tăng lên 6 – 7 bao thức ăn/ngày. Bà con gần xa lại đây xem cá ăn rồi ủng hộ tiền mua thức ăn thêm nên đàn cá lớn càng nhanh. Hiện tại cá dao động từ 0,5-1kg/con” – bà Mai kể.

Bà Mai cũng cho biết đàn cá tra trước cửa nhà có hàng ngàn con, mỗi khi cho ăn thì cả đoạn sông dày đặc cá, ước khoảng 5 tấn.

Trong số này có 7 con cá tra đen và 1 con cá tra vàng. Hiện tại gia đình bà đã cắm nhiều cây xung quanh lòng kênh với chiều dài hơn 12m, rộng khoảng 5m và cắm biển báo “cá nuôi” để mọi người không vào xuyệt bắt cá.

“Lúc đầu gia đình chưa cắm biển báo thì nhiều người lại đây xuyệt bắt cá. Sau đó, chồng tui dựng chòi cặp bờ kênh để canh giữ cá” – bà Mai nói thêm.

Ông Trần Văn Đặng (chồng bà Mai) cho biết ông để đàn cá bơi ra vào tự nhiên. Chi phí mỗi ngày cho đàn cá dưới kênh này dao động từ 1-1,2 triệu đồng/ngày. Nếu không có du khách hỗ trợ tiền thức ăn thì gia đình tự lấy tiền túi và nấu cơm cho cá.

Chi tiền triệu nuôi đàn cá hàng ngàn con kéo đến sống trên kênh Thần Nông - Ảnh 3.

Nay đàn cá kéo đến đông trước cửa nhà ông Đặng để 'ăn nhờ ở đậu' – Ảnh: BỬU ĐẤU

“Tôi chỉ nuôi và bảo quản, chứ tui không nghĩ đến việc bắt hay bán cá. Mình dụ nó vô đây chăm sóc mà để người ta bắt thì chẳng khác nào mình xâm hại và có lỗi với nó. Vì vậy, bằng mọi cách tui phải bảo vệ đàn cá” – ông Đặng nói.

Nói về việc này, ông Phan Văn Quí – phó chủ tịch UBND xã Phú Thành – cho rằng gia đình ông Đặng thuộc hộ trung bình khá, ông Đặng là thành viên tổ từ thiện ở địa phương. Từ đó đến giờ, gia đình ông Đặng chưa bao giờ nuôi cá.

“Kênh Thần Nông rộng khoảng 30m, sâu từ 2-3m tùy đoạn. Việc cá tập trung trước nhà ông Đặng là hiện tượng lạ, lần đầu tiên xuất hiện ở xã vì kênh Thần Nông, từ đó đến giờ không có cá nhiều như hiện nay. Địa phương đang chỉ đạo lực lượng công an hỗ trợ ông Đặng bảo vệ đàn cá tự nhiên tốt nhất có thể” – ông Quí nói.

Chi tiền triệu nuôi đàn cá hàng ngàn con kéo đến sống trên kênh Thần Nông - Ảnh 4.

Nhiều du khách đến xem và cho đàn cá ăn – Ảnh: BỬU ĐẤU

Chi tiền triệu nuôi đàn cá hàng ngàn con kéo đến sống trên kênh Thần Nông - Ảnh 5.

Ông Đặng cầm con cá tra lên cho chúng tôi biết đàn cá này rất gần gũi – Ảnh: BỬU ĐẤU

Nguồn: https://tuoitre.vn/chi-tien-trieu-nuoi-dan-ca-hang-ngan-con-keo-den-song-tren-kenh-than-nong-20200824114922725.htm

Related Posts

Ηἀι̇ ƤҺօ̀п‌ց: Ɖι̇ȇ̀υ ᴛɾα ⱱυ̣ ᴛҺι̇ ᴛҺȇ̓ Ƅι̣̇ ᴛɾօ́ι̇ ᴛαƴ ᴄҺα̑п, ᴄօ̣̂ᴛ ⱱὰօ ƌά օ̛̉ Ƅα̃ι̇ пυօ̑ι̇ п‌ցαօ

Ν‌ցυ̛օ̛̀ι̇ ɗα̑п Ηἀι̇ ƤҺօ̀п‌ց ƥҺάᴛ Һι̇ệп п‌ցυ̛օ̛̀ι̇ ƌὰп օ̑п‌ց ᴛ.ὐ̛ ⱱ.օ.п.‌ց ᴛɾօп‌ց ᴛυ̛ ᴛҺȇ́ Ƅι̣̇ ᴛɾօ́ι̇ ᴛαƴ ᴄҺα̑п, ᴄօ̣̂ᴛ ⱱὰօ ᴛἀп‌ց ƌά օ̛̉ Ƅα̃ι̇ пυօ̑ι̇ п‌ցαօ. Տάп‌ց 13/3, ᴛҺυ̛օ̛̣п‌ց ᴛά Ɖὰօ Μι̇пҺ Ɖύ̛ᴄ, Ƭɾυ̛օ̛̉п‌ց...

ϹҺάυ Ƅé 9 ᴛυօ̑̓ι̇ ɱα̑́ᴛ ᴛι̇́ᴄҺ, ƥҺάᴛ Һι̇ệп ƌυօ̑́ι̇ пυ̛օ̛́ᴄ ɗυ̛օ̛́ι̇ Һօ̑̀

ϹҺάυ Ƅé ᴛɾαι̇ 9 ᴛυօ̑̓ι̇ ᴛα̣ι̇ ƬƤ Ηυȇ́, ᴛι̇̓пҺ ƬҺὺ̛α ƬҺι̇ȇп Ηυȇ́ ƌυ̛օ̛̣ᴄ п‌ցυ̛օ̛̀ι̇ пҺὰ Ƅάօ ɱα̑́ᴛ ᴛι̇́ᴄҺ ᴛὺ̛ ᴄҺι̇ȇ̀υ 12/3. ƌȇ́п ȿάп‌ց пαƴ (13/3), п‌ցυ̛օ̛̀ι̇ ɗα̑п ƥҺάᴛ Һι̇ệп ᴄҺάυ Ƅι̣̇ ƌυօ̑́ι̇ пυ̛օ̛́ᴄ, ᴛ.ὐ̛...

Ηὰп‌ց ᴛɾᾰɱ Һօ̑̀ ƌα̣̑ƥ Һυ̛ Һօ̉п‌ց п‌ցҺι̇ȇɱ ᴛɾօ̣п‌ց, Ɖᾰ́ƙ Łᾰ́ƙ ᴄα̑̀п Һօ̛п 25.000 ᴛỷ ȿὐ̛α ‌ցα̑́ƥ

Ɖᾰ́ƙ Łᾰ́ƙ ȿօ̛̉ Һυ̛̃υ ƙҺօἀп‌ց 655.000 Һéᴄ-ᴛα ƌα̑́ᴛ ᴄαпҺ ᴛάᴄ пօ̑п‌ց п‌ցҺι̇ệƥ (ℓօ̛́п пҺα̑́ᴛ ᴄἀ пυ̛օ̛́ᴄ) пҺυ̛п‌ց ɗι̇ệп ᴛι̇́ᴄҺ ƌυ̛օ̛̣ᴄ ᴛυ̛օ̛́ι̇ ᴛὺ̛ ᴄάᴄ ᴄօ̑п‌ց ᴛɾι̇̀пҺ ᴛҺὐƴ ℓօ̛̣ι̇ ᴄօ̀п ι̇́ᴛ ƙҺι̇ ƥҺα̑̀п ℓօ̛́п ᴄάᴄ ᴄօ̑п‌ց...

Ɓé ‌ցάι̇ 3 ᴛυօ̑̓ι̇ Ƅι̣̇ п‌ցυ̛օ̛̀ι̇ ᴛι̇̀пҺ ᴄὐα ɱẹ ƌօ́п‌ց ƌι̇пҺ ⱱὰօ ƌα̑̀υ ƌα̃ ᴛ.ὐ̛ ⱱ.օ.п.‌ց: Ν‌ցҺι̇ ƥҺα̣ɱ ᴄօ́ ᴛҺȇ̓ ƌօ̑́ι̇ ɗι̇ệп ɱύ̛ᴄ άп 'Ƭὐ̛ Һι̇̀пҺ'

Տαυ Һօ̛п 2 ᴛҺάп‌ց ƌυ̛օ̛̣ᴄ ᴄάᴄ ƴ, Ƅάᴄ ȿι̇̃ ᴄὐα ƁệпҺ ⱱι̇ệп Ɖα ƙҺօα 𝖷αпҺ Ƥօ̑п (Ηὰ Νօ̣̂ι̇) ƌι̇ȇ̀υ ᴛɾι̣̇ ᴛι̇́ᴄҺ ᴄυ̛̣ᴄ, пҺυ̛п‌ց ƌι̇ȇ̀υ ƙỳ ɗι̇ệυ ƌα̃ ƙҺօ̑п‌ց ᴛҺȇ̓ ᴛօ̛́ι̇ ⱱօ̛́ι̇ ᴄҺάυ Ɖ.Ν.Α (3...

Ɓé ‌ցάι̇ Ƅι̣̇ ƌօ́п‌ց ƌι̇пҺ ⱱὰօ ƌα̑̀υ զυα ƌօ̛̀ι̇: 'Μօп‌ց ᴄօп ȿօ̑́п‌ց αп ƴȇп пօ̛ι̇ α̑́ƴ!'

Ƭօ̑̓п ᴛҺυ̛օ̛п‌ց զυά пᾰ̣п‌ց ƙҺι̇ȇ́п ȿυօ̑́ᴛ 3 ᴛҺάп‌ց ƌι̇ȇ̀υ ᴛɾι̣̇ Ƅé ‌ցάι̇ 3 ᴛυօ̑̓ι̇ օ̛̉ ƬҺα̣ᴄҺ ƬҺα̑́ᴛ Ƅι̣̇ пҺα̑п ᴛι̇̀пҺ ᴄὐα ɱẹ ƌօ́п‌ց ƌι̇пҺ ⱱὰօ ƌα̑̀υ, ƙҺօ̑п‌ց ᴛҺȇ̓ ƥҺα̑̃υ ᴛҺυα̣̑ᴛ. Տօ̛́ɱ 13/3, ᴛɾαօ ƌօ̑̓ι̇...

Qυάп ƙαɾαօƙe ƙҺαι̇ ᴛɾυ̛օ̛п‌ց, ᴄօ̑п‌ց αп ⱱὰօ ᴛι̇̀ɱ ᴛҺα̑́ƴ ɱα ᴛύƴ ⱱὰ ɱα̃ ᴛα̑́υ

ƬƬO – Ν‌ցαƴ ᴛɾօп‌ց ƌȇɱ ƙҺαι̇ ᴛɾυ̛օ̛п‌ց զυάп ƙαɾαօƙe, 15 ᴛҺαпҺ пι̇ȇп ƌα̃ ᴛυ̣ ᴛα̣̑ƥ “Ƅαƴ ℓᾰ́ᴄ” ᴛҺα̑υ ƌȇɱ ⱱὰ ᴄҺι̇̓ ɗὺ̛п‌ց ℓα̣ι̇ ƙҺι̇ Ƅι̣̇ ᴄօ̛ զυαп ᴄօ̑п‌ց αп ƥҺάᴛ Һι̇ệп ᴛα̣ɱ ‌ցι̇υ̛̃. Ηι̇ệп...

Ν‌ցυ̛օ̛̀ι̇ ᴛҺα̑п ᴛҺα̑̃п ᴛҺօ̛̀ օ̑ɱ ɗι̇ ἀпҺ, ᴛҺα̑υ ƌȇɱ ƌօ́п ᴛҺι̇ ᴛҺȇ̓ Ƅé ‌ցάι̇ Ƅι̣̇ пҺα̑п ᴛι̇̀пҺ ᴄὐα ɱẹ Ƅα̣օ ҺὰпҺ ⱱȇ̀ զυȇ пҺὰ αп ᴛάп‌ց

Տαυ ƙҺι̇ Һօὰп ᴛα̑́ᴛ ᴄάᴄ ᴛҺὐ ᴛυ̣ᴄ ƥҺάƥ ƴ, ᴛҺι̇ ᴛҺȇ̓ Ƅé ‌ցάι̇ ƌυ̛օ̛̣ᴄ Ƅὰп ‌ցι̇αօ ᴄҺօ ‌ցι̇α ƌι̇̀пҺ ℓօ Һα̣̑υ ȿυ̛̣. Ƭօ̑́ι̇ 12/3, Ƅé Ɖ.Ν.Α. (xα̃ ϹαпҺ Να̣̑υ, Һυƴệп ƬҺα̣ᴄҺ ƬҺα̑́ᴛ, Ηὰ Νօ̣̂ι̇)...

Ɓé ‌ցάι̇ Ƅι̣̇ ƌօ́п‌ց ƌι̇пҺ ⱱὰօ ƌα̑̀υ ƙȇ́ᴛ ᴛҺύᴄ ᴄυօ̣̂ᴄ ƌօ̛̀ι̇ ᴛɾօп‌ց ȿυ̛̣ Һօ̑́ι̇ Һα̣̑п ᴄὐα ɱẹ

Ν‌ցυƴȇ̃п ƬҺι̣̇ Łυƴȇ́п ᴄҺօ Ƅι̇ȇ́ᴛ Ƅἀп ᴛҺα̑п ᴄἀɱ ᴛҺα̑́ƴ ɗαƴ ɗύ̛ᴛ ⱱὰ ƌαυ xօ́ᴛ ƙҺι̇ ƌȇ̓ п‌ցυ̛օ̛̀ι̇ ᴛι̇̀пҺ ɾα ᴛαƴ ҺὰпҺ Һα̣ ᴄօп ‌ցάι̇ ᴄὐα ɱι̇̀пҺ. Ϲυօ̣̂ᴄ ƌօ̛̀ι̇ п‌ցᾰ́п п‌ցὐι̇ ᴄὐα Ƅé Α. ƌα̃...

lên đầu trang